PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS TÂN PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/2023

Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

       Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Học tập cũng là yêu nước”. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào từng gia đình, từng dòng họ và mọi tầng lớp nhân dân. Dân tộc Việt Nam qua mỗi thế hệ đều có rất nhiều những tấm gương sáng về học tập. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cùng với học sinh cả nước thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, buổi giới thiệu sách hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu với thầy cô và các em cuốn tự truyện “Tôi đi học” của người thầy giáo vô cùng đáng kính Nguyễn Ngọc Ký.

     Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thầy bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi; 7 tuổi đi học dùng chân viết. Năm 1970, thầy tốt nghiệp Đại học Tổng hợp khoa Ngữ Văn, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo ưu tú năm 1992, nhà văn đầu tiên viết bằng chân. Thầy đã dùng đôi bàn chân viết nên cuộc đời mình. Một số tác phẩm tiêu biểu của thầy có thể kể đến như: Hồi ký “Tôi đi học”, hồi kí “Tôi học đại học”, Những tâm hồn dấu yêu, …

          Tự truyện “Tôi đi học” được thầy Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời sinh viên của mình tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong thời gian hai năm đầu trở thành sinh viên, giữa giảng đường sơ tán đầy khó khăn và thiếu thốn trăm bề, vừa tập trung học trong điều kiện mọi việc phải nhờ đến đôi chân, lại liên tục chống đỡ với ghẻ lở, bệnh tật triền miên, dưới ánh đèn dầu hằng đêm, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã hoàn tất bản thảo vào mùa hè năm 1968.

         Năm 1970, ngày thầy Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, cũng là ngày cuốn sách được ra mắt đọc giả cả nước với tựa đề: “Những năm tháng không quên”. Từ đó đến nay, đã 45 năm trôi qua, cuốn sách được tái bản nhiều lần với tựa mới: “Tôi đi học”.

Cuốn sách “Tôi đi học”  được in trên khổ 14,5 x 20,5 cm dày là 172 trang do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Bìa cuốn sách được thiết kế màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi. Nổi bật trên bìa sách là hình ảnh một cậu bé đang dùng đôi bàn chân của mình nắn nót tập viết chữ giữa khung cảnh hết sức thân quen của làng quê Việt Nam. Đó chính là bức chân dung lúc còn nhỏ của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký tác giả của tự truyện.

           Kể từ khi xuất bản lần đầu tiên, năm 1970, cuốn sách huyền thoại “Tôi đi học của chàng sinh viên viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký trở thành cuốn sách không thể thiếu của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Năm 2013, tự truyện “Tôi đi học” đã được Công ty Trí Việt phát hành trong tủ sách “Hạt giống tâm hồn” và nhận được sự đón nhận của đông đảo bạn trẻ. Năm 2014 cuốn sách này lại được First News tái bản lại. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh.

          Đây là câu chuyện rất cảm động về cuộc hành trình học tập của cậu bé viết bằng chân, rất khác biệt so với các bạn cùng trang lứa. Sau một trận ốm đôi tay của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bỗng trở nên nặng nề hơn, dường như không đủ sức lực để cử động, để giơ lên được. Từ đó cậu không thể sinh hoạt bằng đôi tay trong cuộc sống hằng ngày: không cầm được đôi đũa, không cùng bạn bè chơi trò chơi dân gian. Thấy bạn bè được đi học, cậu nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Lúc đầu, cậu học viết chữ bằng miệng, nhưng không được. Nguyễn Ngọc Ký không bỏ cuộc và không nản chí, cậu học viết chữ bằng đôi chân của mình với nhiều khó khăn và thử thách đôi khi cũng có cả nước măt: “Nhiều lúc tôi đã lấy hết sức quặp thật chặt bút chì, cố nắn nót từng nét một, thì cũng nhiều lúc tôi bị chuột rút đến co quắp cả ngón chân” (Trích mục 4 - Những ngày tập viết).  Nhờ kiên trì khổ luyện, cậu bé Ký không chỉ viết được chữ mà còn làm những việc bình thường các bạn cũng làm như: thủ công, cắt khẩu hiệu, tập bơi… bằng chân. Niềm vui bất ngờ đầu tiên đó là khi “Bài thủ công được điểm 10”. Nó giúp cậu tự tin vào bản thân và bớt đi nỗi lo mình không làm được như các bạn.

          Đọc cuốn sách ta đặc biệt ấn tượng với mục 31: “Đừng để phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí”. Đây là những trang viết khiến chúng ta thật sự xúc động và khâm phục trước tâm hồn 1 cậu bé thật giản dị trong sáng nhưng rất cần cù, chịu khó, biết ước mơ vượt lên số phận vượt lên chính mình. Cậu đã tìm được lí tưởng cho mình qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nhi-cô-lai-A. Stơ-rốp-sky.

          Truyện khép lại ở mục 39 khi cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký nhận được giấy báo của trường Đại học Tổng hợp. Nguyễn Ngọc Ký viết: “Tôi vừa sung sướng lại vừa bâng khuâng, lo lắng, hồi hộp, tiêng tiếc”...Cậu tiếc vì sắp phải xa quê hương, xa mái trường, thầy cô, bạn bè...những người đã chăm sóc, giúp đỡ, động viên cậu viết nên những dòng chữ đầu tiên của cuộc đời.

          Nguyễn Ngọc Ký đã thành công trong học tập và dành nhiều những phần thưởng rất đáng khâm phục, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng trai Nguyễn Ngọc Ký vào đại học và trở thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự hai lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thầy là một tấm gương để chúng ta học tập và rèn luyện. “Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ, biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt”.

           Kính mời thầy cô và các em hãy đến với thư viện nhà trường cùng tìm đọc cuốn tự truyện “Tôi đi học” để suy ngẫm, để trải nghiệm, để tìm kiếm động lực phấn đấu cho mình nhé!

Tân Phong, ngày     tháng     năm 2023

                            Tổ trưởng ký duyệt                                                                        Người thực hiện

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giáo dục an toàn giao thông trong trường học là nhiệm vụ rất quan trọng. Để xây dựng thói quen chấp hành pháp luật an toàn giao thông, học sinh cần ghi nhớ, hiểu và vận dụng được các quy tắc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 23 phút - Ngày 25 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sa ... Cập nhật lúc : 9 giờ 57 phút - Ngày 20 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Chúng ta đang sống trong không khí hào hùng của những ngày tháng năm lịch sử. Tháng năm gợi cho chúng ta nhớ về Bác Hồ. Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế g ... Cập nhật lúc : 9 giờ 17 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là ... Cập nhật lúc : 6 giờ 54 phút - Ngày 18 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết chương trình giáo dục địa phương ngày càng được coi trọng, được thực hiện ở tất cả các bậc học và tích hợp lồng ghép ở tất cả các môn học với mục đích giáo dục tình yêu ... Cập nhật lúc : 8 giờ 50 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Với âm tiết đơn giản, mộc mạc, rất đời thường nhưng tô điểm rất đậm nét các vấn đề xã hội lúc ấy. Càng đáng trân trọng hơn nữa là lưu trữ kho tàng này là những người nông dân, những người đị ... Cập nhật lúc : 9 giờ 57 phút - Ngày 18 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Xã hội đang từng ngày lo âu trước sự cằn cỗi của tâm hồn trẻ thơ, từng ngày từng giờ đối mặt với màn hình vi tính, với những game bạo lực, kinh dị thì Đảo Mộng Mơ đã cung cấp một liều thuốc ... Cập nhật lúc : 9 giờ 30 phút - Ngày 11 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TÂN PHONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2026 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 16 phút - Ngày 15 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
THoà chung trong không khí thiêng liêng chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12/1944- 22/12/2022, thư viện trường THCS Tân Phong xin trân trọng giới t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Thầy cô - hai tiếng thân thương. Thầy cô chính là người truyền thụ kiến thức để chúng ta vững tin bước vào đời. Hơn thế, thầy cô còn dạy cho chúng ta biết đạo lý làm người, biết quan tâm đến ... Cập nhật lúc : 8 giờ 19 phút - Ngày 16 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
12345678
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Phân phối chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020
Thời khóa biểu học kỳ 1 năm học 2019-2020 (lần 1)
Đăng ký soạn giáo in năm học 2019-2020
Đáp án biểu điểm kiểm tra học ký 1 năm học 2018 -2019
Danh sách học sinh Trường THCS Tân Phong năm học 2018 -2019
Phân phối chương trình năm học 2018 - 2019-THCS Tân Phong
Mẫu biên bản họp phụ huynh học sinh năm học 2018 - 2019
Kết quả khảo sát đầu năm 2018-2019
Mẫu sổ dự giờ năm học 2018-2019
Thời khóa biểu học kỳ I năm học 2018-2019
Sổ điểm cá nhân năm học 2018-2019
Danh sách học sinh trường THCS Tân Phong học kỳ 2 năm học 2017-2018
Kết quả khảo sát giữa học kỳ I năm học 2017 - 2018
Dực án phát triển giáo dục trường THCS Tân Phong năm 2017-2019
Phân phối chương trình năm học 2017-2018
12